Từ nửa cuối năm 2023, thị trường bất động sản đã bắt đầu có những dấu hiệu tích cực. Nguồn cung dần được cải thiện, nhiều dự án được tháo gỡ khó khăn và bắt đầu có sự khởi sắc, lượng người quan tâm và tìm mua nhà cũng gia tăng đáng kể. Đến thời điểm hiện tại, có thể khẳng định thị trường đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất và đang có những cơ hội để vươn lên, đặt nền móng cho một chu kỳ phát triển mới.
Tổng quan thị trường bất động sản cuối năm 2022 – 2023
Từ cuối năm 2022, thị trường bất động sản Việt Nam bắt đầu rơi vào trạng thái suy thoái. Nhiều dự án đình trệ và khó khăn về tài chính đã khiến các doanh nghiệp bất động sản gặp khó khăn trong việc huy động vốn dẫn đến tiến độ chậm, thậm chí tạm dừng triển khai các dự án bất động sản. Kết quả là, số lượng dự án bất động sản được chấp thuận giảm mạnh so với các năm trước đây. Nguồn cung hạn chế đã khiến thị trường trở nên kém sôi động, tạo ra sự bất ổn và thiếu niềm tin từ các nhà đầu tư cũng như người mua.
Sang nửa đầu năm 2023, thị trường bất động sản tiếp tục đối mặt với nhiều thử thách. Những vấn đề pháp lý chưa được giải quyết triệt để cùng với việc thắt chặt tín dụng tiếp tục làm trì hoãn các dự án bất động sản mới. Các doanh nghiệp trong ngành tiếp tục chịu áp lực lớn về tài chính. Hệ quả là số lượng dự án bất động sản mới được phê duyệt vẫn rất thấp, dẫn đến tình trạng khan hiếm nguồn cung trên thị trường.
Mặc dù thị trường bất động sản gặp nhiều khó khăn trong suốt giai đoạn cuối năm 2022 và đầu năm 2023. Nhưng đến nửa cuối năm 2023 cho đến hiện tại, thị trường bất động sản đã xuất hiện những tín hiệu tích cực. Một số dự án bất động sản bắt đầu được tháo gỡ vướng mắc và tái khởi động. Điều này là nhờ vào sự quyết liệt của các cơ quan chức năng trong việc giải quyết các rào cản, khó khăn trong ngành bất động sản. Bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ từ chính phủ ví dụ như chính sách điều chỉnh lãi suất và các biện pháp kích đầu tư cũng giúp thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển.
Thị trường bất động sản năm 2024
Nguồn cung nhà giảm mạnh
Dựa trên thông tin từ Bộ Xây dựng, trong nửa đầu năm 2023, lĩnh vực bất động sản chứng kiến sự giảm sút về mức tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2022. Thị trường bất động sản gặp phải nhiều khó khăn như nguồn vốn, chính sách cấp phép của các cơ quan địa phương, dẫn đến sự giảm đáng kể về nguồn cung nhà ở.
Cụ thể, trong quý 2 năm 2023, chỉ có 7 dự án nhà ở thương mại được hoàn tất, chỉ đạt 29,17% so với cùng kỳ năm trước. Số lượng dự án đang triển khai là 986, bằng 90,38% so với cùng kỳ năm ngoái và có 15 dự án được cấp phép mới, đạt khoảng 51,72%. Lượng giao dịch thành công chỉ đạt 43,03% so với quý 2 năm 2022, với 29.725 giao dịch chủ yếu tập trung vào phân khúc đất nền. Lượng tìm kiếm bất động sản trên toàn quốc giảm khoảng 33%, trong đó tìm kiếm đất nền giảm gần 50%. Đồng thời, lượng tin đăng bán bất động sản giảm khoảng 44%.
Năm 2024 nguồn cung bất động sản có xu hướng tăng với số lượng dự án nhà ở thương mại đủ điều kiện bán và hoàn thành đều cao hơn so với 2023. Tuy nhiên, nguồn cung bất động sản trong năm 2024 vẫn còn hạn chế so với năm 2022 và chỉ đạt khoảng 32% so với năm 2018, trước khi xảy ra đại dịch Covid-19.
Giá nhà tiếp tục leo thang
Một điểm đáng chú ý trong thị trường bất động sản năm 2024 là sự gia tăng về giá bất động sản tại các thành phố lớn. Tại TP.HCM, trong quý 4 năm 2023, giá trung bình của một số dự án căn hộ đã tăng so với quý trước, ví dụ như The Estella (quận 2) tăng khoảng 4,1%, The Opera Residence (quận 2) tăng khoảng 3,9%, Mỹ Khánh 3 (quận 7) tăng khoảng 3,6% và The Art (quận 9) tăng khoảng 3,8%. Các căn biệt thự và nhà liền kề tại một số khu vực cũng duy trì mức giá cao, từ 140 triệu đồng đến trên 400 triệu đồng/m2.
Tại Hà Nội, thị trường bất động sản cũng ghi nhận mức tăng trưởng đáng kể. Cụ thể, căn hộ ở quận Thanh Xuân tăng 3,5%, quận Hà Đông tăng khoảng 3,7%, quận Hoàng Mai tăng khoảng 3,8% và quận Nam Từ Liêm tăng khoảng 4,1%. Các dự án biệt thự và nhà liền kề như Mailand Hanoi City, Ciputra Hà Nội, và Tây Hồ Tây – Starlake có giá bán từ 160 triệu đến trên 300 triệu đồng/m², dù số lượng giao dịch thấp. Giá biệt thự tăng 55% theo quý lên 160 triệu đồng/m2, giá liền kề tăng 3% lên 194 triệu đồng/m2 và giá shophouse tăng 3% lên 328 triệu đồng/m2.
Đánh giá khách quan về thị trường bất động sản 2024
Năm 2024 có thể nói là một năm có nhiều thách thức với thị trường bất động sản khi phải đối mặt với nhiều khó khăn, đặc biệt là vấn đề thanh khoản và quản lý dòng tiền trong bối cảnh nền kinh tế đang suy thoái. Theo số liệu thống kê năm 2023, tình hình khó khăn trong lĩnh vực bất động sản tiếp tục gia tăng. Hàng trăm ngàn môi giới bất động sản phải rời bỏ nghề, chỉ còn khoảng 20% duy trì hoạt động (theo thông tin từ Hội Môi giới bất động sản).
Cụ thể, 1.286 doanh nghiệp bất động sản đã phải giải thể, tăng 7,7% so với năm 2022 (năm 2022 đã tăng 38,7% so với năm 2021). Đồng thời, có 3.705 doanh nghiệp ngừng hoạt động tạm thời, tăng 47,4%. Trong khi đó, số lượng doanh nghiệp mới thành lập trong lĩnh vực bất động sản là 4.725, giảm 45,01% so với năm 2022 (theo Cục Đăng ký kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư).
Chỉ trong tháng đầu năm 2024, đã có thêm 2.000 doanh nghiệp bất động sản tạm ngừng hoạt động, tăng 138% so với cùng kỳ năm trước, và số doanh nghiệp giải thể là 149, giảm 2,6% so với cùng kỳ (theo Tổng cục Thống kê). Mặc dù bức tranh thị trường bất động sản 2024 vẫn đang trong tình trạng ảm đạm, nhưng nhiều chuyên gia nhận định nửa cuối năm 2024 thị trường bất động sản sẽ có những chuyển biến tích cực.
Lời kết
Tóm lại, năm 2024 sẽ đánh dấu sự chuyển mình của thị trường bất động sản do hiện nay nhà nước đang có nhiều chính sách và cơ chế mới cho ngành. Mặc dù ngành bất động sản vẫn đối mặt với nhiều thách thức nhưng với các đổi mới hứa hẹn sẽ tạo ra nhiều cơ hội phát triển cho ngành bất động sản.